Truy cập nội dung luôn

Chức năng - Nhiệm vụ Chức năng - Nhiệm vụ

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ YÊN LUÔNG

I. THÔNG TIN ĐƠN VỊ

- Tên đơn vị: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ YÊN LUÔNG

- Địa chỉ: Ấp Long Bình, xã Yên Luông, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.

- Điện thoại: 0273. 3523789

- Email: ubndxayenluong@tiengiang.gov.vn

- Website: Yenluong.gocongtay.tiengiang.gov.vn

II. BỘ MÁY TỔ CHỨC

1. Thông tin lãnh đạo đơn vị:

. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

- Họ và tên: Dương Hoàng Lai

- Điện thoại: 0947471231

- Email: duonghoanglai@tiengiang.gov.vn

. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

- Họ và tên: Trần Thị Thanh Lan

- Điện thoại: 0947497284

- Email: tranthithanhlan@tiengiang.gov.vn

. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

-  Họ và tên: Phạm Thị Phi Lăng

-  Điện thoại: 0979041387

-  Email: phamthiphilang@tiengiang.gov.vn

2. Các ngành đơn vị trực thuộc:

2.1. Văn phòng – Thống kê Ủy ban nhân dân xã

- Phạm Ngọc Phi Giao – Văn phòng – Thống kê UBND xã

Số điện thoại: 0944296398.

Email: phamngocphigiao@tiengiang.gov.vn

- Tống Hoàng Thông – Văn phòng – Thống kê UBND xã

Số điện thoại: 0834584509

Email: tonghoangthong@tiengiang.gov.vn

2.2. Tư pháp – Hộ tịch

- Nguyễn Thùy Mai – Tư pháp – Hộ tịch

Số điện thoại: 0945816772.

Email: nguyenthuymai@tiengiang.gov.vn

2.3. Địa chính xây dựng – Nông nghiệp – Môi trường

- Mai Nguyễn Tỉnh Giang – Địa chính – Xây dựng – Môi trường

Số điện thoại: 0918504188.

Email: mainguyentinhgiang@tiengiang.gov.vn

2.4. Văn hóa - Xã hội

- Trần Thị Thùy Trang – Lao động thương binh xã hội

Số điện thoại: 0389947795.

Email: tranthithuytrang@tiengiang.gov.vn

- Tăng Ngọc Hiệp – Văn hoá thông tin

Số điện thoại: 0374937927

Email: tangngochiep@tiengiang.gov.vn

2.5. Tài chính – Kế hoạch

- Nguyễn Công Bằng

Số điện thoại: 0333083712.

Email: nguyencongbang@tiengiang.gov.vn

IV. Phân công nhiệm vụ Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Dương Hoàng Lai:

- Lãnh đạo, điều hành chung mọi hoạt động của Ủy ban nhân dân xã thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã theo quy định của pháp luật.

- Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực:

+ Lập và xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới.

+ Chủ tài khoản ngân sách xã; cân đối  thu- chi ngân sách; vay, trả nợ; Sử dụng quỹ dự phòng, nguồn vượt thu ngân sách và các nguồn có tính chất ngân sách; Kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm; Quyết định chủ trương xây dựng cơ bản và danh mục các công trình đầu tư  trên địa bàn xã.

+ Công tác quốc phòng, an ninh; An toàn giao thông, phòng chống tham nhũng; phòng chống tội phạm, thanh tra; Quyết định cuối cùng về giải quyết khiếu nại, tố cáo trên các lĩnh vực, xử lý hành chính.

+ Công tác cải cách hành chính, công vụ; tổ chức bộ máy và công tác cán bộ; thi đua khen thưởng; địa giới hành chính.

- Là Chủ tịch Hội đồng Nghĩa vụ Quân sự xã, Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, Ban An toàn  giao thông, Phó Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới,....và một số lĩnh vực có liên quan khác.

- Giữ mối liên hệ với Chủ tịch Ủy ban nhân  dân huyện, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Lãnh đạo các Phòng.

2. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Trần Thị Thanh Lan:

- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực khối kinh tế, bao gồm:

+ Nông nghiệp, giao thông nông thôn, thủy lợi, thủy sản; xây dựng nông thôn mới; phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn; phát triển làng nghề; thống kê; quản lý tài nguyên đất đai, nước; môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

+ Quản lý tài sản công; Thu thuế.

+  Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải; thương mại dịch vụ; phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

+ Xúc tiến đầu tư; công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp, kinh tế hợp tác.

+ Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo các vấn đề có liên quan đến các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn thuộc lĩnh vực phụ trách.

+ Ký phê duyệt một số văn bản, hồ sơ liên quan đến công tác đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính ngân sách do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ủy quyền.

+ Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật;

+  Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý trong lĩnh vực phụ trách và một số lĩnh vực khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ủy quyền.

- Chuẩn bị các nội dung báo cáo trong các cuộc họp của Đảng ủy, BTV Đảng ủy và các kỳ họp Hội đồng nhân dân xã.

3. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phạm Thị Phi Lăng:

- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực khối văn hóa xã hội, bao gồm:

+ Giáo dục và đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hoạt động thông tin truyền thông; Y tế, Dân số, gia đình và trẻ em; An toàn vệ sinh thực phẩm; lao động, việc làm, giảm nghèo và các chính sách an sinh xã hội; bảo hiểm xã hội;

+ Chỉ đạo công tác tôn giáo.

+ Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo các vấn đề có liên quan đến các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng, Trưởng ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân,  Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH BHYT, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và các ban chỉ đạo theo lĩnh vực phụ trách.

- Phối hợp giải quyết các công việc có liên quan với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các tổ chức thành viên (Công đoàn cơ sở, Hội Nông dân, Hội LH phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh); các hoạt động phong trào của Hội khuyến học, Hội Chữ thập đỏ, Hội chất độc Dioxin, Hội Luật gia, Hội Người cao tuổi.

4. Quan hệ trách nhiệm giữa Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

1. Các Phó Chủ tịch  giúp việc Chủ tịch và  thay mặt Chủ tịch UBND xã chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác thuộc phạm vi các ngành theo sự phân công của Chủ  tịch UBND xã; Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các ngành trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật và các quy định của Ủy ban nhân dân xã, của Đảng ủy, Hội đồng  nhân dân và Ủy ban nhân dân xã về lĩnh vực mình phụ trách.

2. Trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ được giao; Phó Chủ tịch chủ động giải quyết công việc và chịu trách nhiệm trước pháp luật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, tập thể Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân về quyết định của mình.

Trong quá trình giải quyết công việc, nếu có vấn đề  liên quan đến lĩnh vực do Phó chủ tịch khác phụ trách thì các Phó Chủ tịch chủ động phối hợp bàn bạc để giải quyết đảm bảo sự thống nhất chung. Trong trường hợp còn có vấn đề chưa thống nhất thì Phó Chủ tịch đang chủ trì giải quyết công việc đó báo cáo Chủ tịch quyết định hoặc báo cáo tập thể Ủy ban nhân dân xã.

3. Các Phó Chủ tịch được thay mặt Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký các văn bản theo lĩnh vực phụ trách; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phụ trách và một số lĩnh vực khác do Chủ  tịch Ủy ban nhân dân xã ủy quyền.

4. Tùy theo tình hình và yêu cầu công tác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thể phân công các Phó Chủ tịch phụ trách các công việc  khác.

V. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA ĐƠN VỊ

1. Công chức Trưởng Công an xã

a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong các lĩnh vực: an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công an xã và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao;

d) Đối với thị trấn chưa bố trí lực lượng công an chính quy thì Trưởng Công an thị trấn thực hiện nhiệm vụ như đối với Trưởng Công an xã quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Điều này;

đ) Đối với xã, thị trấn bố trí Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã thì nhiệm vụ của Công an xã chính quy thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

2. Công chức Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã

a) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về Quốc phòng và các quy định khác có liên quan;

b) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

3. Công chức Văn phòng - Thống kê

a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê cải cách hành chính, thi đua, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật;

b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức các kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã;

Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiếp dân; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”, xây dựng chính quyền điện tử; kiểm soát thủ tục hành chính, tập hợp, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu theo các lĩnh vực trên địa bàn; nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi, báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật;

Chủ trì, phối hợp và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

4. Công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã)

a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn;

Tham gia giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;

Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác minh nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

5. Công chức Tài chính - kế toán

a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn;

Tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;

Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản...) theo quy định của pháp luật;

Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

6. Công chức Tư pháp - hộ tịch

a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;

Tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật;

Theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;

Thẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định;

Tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn;

Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi;

Số lượng, chất lượng về dân số trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn;

Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở;

Xử lý vi phạm hành chính, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hộ tịch trên địa bàn;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

7. Công chức Văn hóa - xã hội

a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, gia đình, trẻ em và thanh niên theo quy định của pháp luật;

b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, y tế, giáo dục, gia đình và trẻ em trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn;

Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương;

Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách lao động, người có công và xã hội; tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên;

Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công; quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn;

Theo dõi công tác an toàn thực phẩm; phối hợp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn;Chủ trì, phối hợp với công chức khác và Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo dục tại địa bàn;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

 

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

Đang truy cập:
-
Hôm nay:
-
Tuần hiện tại:
-
Tuần trước:
-
Tháng hiện tại:
-
Tháng trước:
-
Tổng lượt truy cập:
-